Mua được trái sầu riêng tươi ngon, nhưng bảo quản nó thế nào để đảm bảo sầu không bị hư hỏng?
Mọi thứ đều có nguyên lý, công thức và cách dùng nên những ai đang là fan của sầu riêng nên đọc post này để tránh các trường hợp mất tiền nhưng lại ko ăn được sầu riêng ngon nhé
1) Bảo quản sầu ở nhiệt độ, độ ẩm trung bình và ổn định
Bảo quản sầu dưới thời tiết bình thường, thoáng mát, không ẩm ướt, không để phòng điều hòa. TUYỆT ĐỐI không bịt kín bằng nilon, không phơi nắng, không để trực tiếp xuống sàn nhà để tránh bị sốc nhiệt, dễ bị sượng.
2) Để sầu riêng lên các vật liệu sau
Tốt nhất là lót bì bìa carton dày trước khi để sầu xuống sàn, hoặc để trên giá đỡ, pallet, có thể phủ khăn, chăn mỏng, hoặc nếu để trong thùng carton nhẹ nhàng.
Tránh đè trực tiếp sầu lên nhau, hạn chế sầu dập hoặc bị gai đâm dễ hỏng. Thùng nên đục lỗ để sầu thở, có thể cho thêm các loại giấy như giấy ăn, giấy báo vào trong để hút hơi ẩm trong thùng.
3) Kiểm tra sầu chín
Quả gì cũng phải chín mới ngon nhé cả nhà, đơn giản nhất là quả chuối, quả đu đủ, xanh là xơi không được rồi.
Đối với sầu riêng, các bạn phải gõ, thăm sầu chín đều các múi mới bổ. Sầu Thái chín từng múi (hộc) một, chín từ dưới lên cuống. Nếu bổ quá sớm, bổ ra cơm sầu vàng, vị sầu ngọt nhưng chưa mềm mượt
4) Thời gian chín của sầu riêng
Sầu già trên 8 tuổi nhưng không dùng hóa chất kích chín nên sẽ có tình trạng chín chậm, chín từ từ từng múi một. Các bạn nhớ không sốt ruột nhé. Vì nếu bổ sớm sẽ xôi hỏng bỏng không cả đó.
5) Nhận biết sầu non
Sầu non là để cả tuần sau khi rụng đĩa mà vẫn không có dấu hiệu chín, bổ ra múi sầu màu trắng nhạt.
6) Nhận biết sầu thối
Sầu bị thối trong các trường hợp: Bị dập, bị gai đâm sâu vào quả, làm vi khuẩn dễ xâm nhập và gây thối. Hoặc có quả bị già quá, chín quá ngay trên đường đi, khi về đã chảy nước. Thường chỉ thối một phần, rất ít quả thối cả trái.
7) Nhận biết sầu sượng
Sầu sượng là để cả tuần mà không chín, có thể bị nứt đít, cũng có thể đã thơm 2 ngày rồi mà bổ ra cơm vàng nhưng cứng ngắc hoặc trong cùng một múi mà chỗ rắn chỗ mềm (sượng dăm).
8) Nhận biết sầu riêng chín
- Mùi thơm
Sầu chín sẽ thơm. Mùi thơm của Monthong rất đỗi dịu dàng, không nồng nàn như sầu riêng Ri6. Quả dưới 3kg thơm 18-24h là được. Quả trung tầm hơn 3kg thì có thể để thêm 6h. Quả to trên 4kg có thể để thành 36-48h.
Thời gian này tùy thuộc nhiệt độ môi trường nhé, nóng chín nhanh hơn, mát chín chậm, lạnh khó chín hơn.
- Mềm tay
Dấu hiệu thứ 2 là mềm tay. Mềm tay được hiểu là có thể bóp 2 gai cạnh nhau một cách dễ dàng, hoặc nhấn tay vào da quả sầu thấy mềm.
- Gõ thăm sầu
Dấu hiệu thứ 3 là gõ sầu, nên dùng cán dao để gõ. Âm thanh báo hiệu chín là những tiếng ”BỘP, BỘP” và chuôi dao vào không bị nảy mạnh lên. Nên gõ từng múi một, cả phía đuôi và phía đầu cuống, thường đầu cuống chín chậm hơn chút.